A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP 500KV - KHI CẢ THẾ GIỚI KHÔNG TIN VÀO KHẢ NĂNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Ngày 27/5/1994, hệ thống đường dây điện siêu cao áp 500kV Bắc - Nam chính thức đưa vào vận hành sau đúng hai năm thi công, chấm dứt tình trạng thiếu điện triền miên tại khu vực miền Trung và miền Nam. Công trình đã đi vào lịch sử khi trở thành công trình thu hồi vốn nhanh nhất của ngành điện: Sau 3 năm vận hành đã khấu hao hết toàn bộ vốn của công trình.

Công trình của những kỷ lục

Đường dây có chiều dài 1.487km từ Hòa Bình đến TPHCM được khởi công ngày 5/4/1992. Đây là đường dây truyền tải điện siêu cao áp đầu tiên tại Việt Nam với kỹ thuật phức tạp, thi công trên mọi địa bàn khó khăn. Công trình huy động khoảng 20.000 người ngành điện và các lực lượng khác tham gia. Ngày 27/5/1994, sau 2 năm thi công xây dựng, công trình đường dây 500kV hoàn thành với tổng giá trị thực hiện quyết toán là 5.488,39 tỷ đồng (tương đương 544 triệu đô la Mỹ) bằng nguồn vốn trong nước, tiết kiệm 250 tỷ đồng so với luận chứng kinh tế kỹ thuật được Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt phê duyệt.

Việc hoàn thành đưa vào vận hành công trình đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 1 đã giải quyết căn bản tình trạng thiếu điện của miền Nam và miền Trung. Điện thương phẩm tăng trưởng của toàn quốc (từ 5-6% giai đoạn 1990-1992) đã lên đến 18,2% giai đoạn 1993-1997 và tăng trưởng đỉnh điểm là 21% năm 1995, trong đó khu vực miền Trung và miền Nam là 21% giai đoạn 1993-1997 và năm 1995 là 25%.

Đường dây 500 kV đã hợp nhất 3 hệ thống điện Bắc-Trung-Nam hoạt động riêng lẻ trước đây thành hệ thống điện quốc gia thống nhất với Trung tâm Điều độ. Đây là tiền đề quan trọng để cuối năm 1994, chính Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký Quyết định thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam, một trong những doanh nghiệp lớn của nhà nước được ra đời trong thời kỳ này hoạt động theo hướng xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước.

ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP 500KV - XEM VIDEO


BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU